TĂNG BOOKING KHÁCH SẠN NHANH CHÓNG VỚI 8 CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING

18/11/2020 1087
tang booking khach san voi chien luoc digital marketing 1
APP DEVELOPMENT E-COMMERCE WEB DEVELOPMENT

Nửa đầu năm 2020 là khoảng thời gian “khủng hoảng” của ngành du lịch khi dịch COVID-19 xuất hiện làm đảo lộn cuộc sống của tất cả mọi người, tình hình kinh doanh của các khách sạn cũng theo đó mà ảm đạm không kém. Đến thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, các nhà quản lý lại “đau đầu” trong việc tìm cách để tăng booking khách sạn trở lại.

Theo khảo sát của Google, có đến 87% người dùng tìm hiểu về website của các khách sạn trước khi quyết định sử dụng dịch vụ của đơn vị đó. Vì vậy, song hành với việc quản lý hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý cần chú trọng đến xây dựng thương hiệu để có thể tiếp cận đông đảo khách hàng quan tâm và sử dụng dịch vụ của mình. Các chiến lược digital marketing chính là đối sách tuyệt vời cho các doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn và phát triển vững mạnh hơn nữa trong tương lai.

Trong bài viết này, CO-WELL ASIA sẽ giới thiệu 8 chiến lược digital marketing giúp tăng booking khách sạn một cách hiệu quả và ổn định nhất, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Đọc thêm: 7 BÍ KÍP MARKETING THU HÚT KHÁCH DÀNH RIÊNG CHO NGÀNH DU LỊCH

 

Thấu hiểu khách hàng để xây dựng chiến lược digital marketing phù hợp

Một trong những sai lầm phổ biến khi các doanh nghiệp bắt tay thực hiện chiến dịch quảng cáo là quá tập trung vào việc lan tỏa thông điệp thương hiệu mà quên đi những điều mà khách hàng cần. Điều này vô tình khiến khách hàng cảm thấy khó chịu với tần số xuất hiện quảng cáo dày đặc mà không đem lại thông tin hữu ích. Cách khắc phục tốt nhất là các doanh nghiệp xây dựng được quy trình quảng cáo theo nhu cầu thực tế của khách hàng từ bước lên kế hoạch, lựa chọn điểm dừng chân và kết thúc hành trình.

Theo nguyên lý phễu marketing, khách hàng sẽ biết đến thương hiệu của bạn trước khi đưa ra quyết định có sử dụng dịch vụ hay không. Tương ứng với 4 giai đoạn gồm: Attention, Interest, Desire và Action, bạn cần đưa ra những hành động cụ thể và tiêu chí đánh giá hiệu quả để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

marketing conversion fuel

Các giai đoạn cụ thể của một phễu marketing điển hình

Google cũng đã đưa ra đề xuất xây dựng chiến lược quảng cáo dựa trên 5 giai đoạn mà mọi khách hàng khi đi du lịch phải trải qua, bao gồm:

MƠ ƯỚC: khách hàng muốn có một chuyến du lịch để xả stress/ nghỉ dưỡng nhưng phân vân không biết chọn địa điểm ở đâu, đơn vị nào có dịch vụ tốt nhất. Ở giai đoạn này, chiến dịch của bạn cần thu hút, tạo ham muốn đi du lịch ở một quốc gia, địa phương cụ thể thay vì cố gắng mời chào họ booking khách sạn của bạn.

LẬP KẾ HOẠCH: Khi đã chọn được địa điểm, khách hàng sẽ bắt đầu đi sâu hơn việc nghiên cứu những điểm đến nổi bật trên hành trình, những điểm dừng chân thú vị có thể mang lại những trải nghiệm khó quên. Đây là thời điểm quan trọng, cần tập trung vào các USP (Unique Selling Point) – những điểm nổi bật của dịch vụ giúp phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh khác.

BOOKING KHÁCH SẠN: Lịch trình đã có, giờ là thời điểm “tung chiêu” thuyết phục khách hàng lựa chọn booking khách sạn của bạn. Bạn nên dựa theo những phân tích về mức giá dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh để có điều chỉnh chính sách phù hợp, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Ví dụ: Giá dịch vụ của bạn đang đắt hơn đối thủ cạnh tranh, thông điệp gửi đi nên tập trung vào chất lượng phục vụ, sự sang trọng về không gian trải nghiệm. Ngược lại, giá dịch vụ của bạn rẻ hơn, chiến dịch quảng cáo có thể đi sâu xây dựng yếu tố đó như một thông điệp cốt lõi của thương hiệu. Các yếu tố khác như cơ sở vật chất, vị trí gần các điểm tham quan địa phương, giao thông thuận lợi cũng tác động đến quyết định booking khách sạn của khách hàng.

TRẢI NGHIỆM: Ngay trong hành trình của mình, khách hàng có thể booking khách sạn khi di chuyển qua nhiều địa điểm khác nhau. Lúc này, các chính sách ưu đãi chính là chìa khóa giúp giữ chân khách hàng lâu hơn hoặc gợi ý khách hàng booking những khách sạn cùng trong hệ thống của bạn.

REVIEW: Những thông tin như review khách sạn chính là bằng chứng khách quan nhất để đánh giá dịch vụ khách sạn của bạn có thực sự tốt hay không, còn thiếu sót gì cần cải thiện. Lượng tăng booking khách sạn cũng sẽ tỉ lệ thuận với lượng đánh giá dịch vụ tốt từ chính những khách hàng đã sử dụng dịch vụ.

Bằng việc thấu hiểu hành trình của khách hàng như vậy, bạn có thể sắp xếp các chiến thuật và thông điệp phù hợp với khách của mình, việc tăng booking khách sạn cũng trở nên dễ dàng hơn.

 

Các chiến lược tăng booking khách sạn hiệu quả

1. Tham gia, xây dựng cộng đồng du lịch trực tuyến

chien luoc tang booking khach san hieu qua

Các cộng đồng du lịch trực tuyến giúp tăng lượt booking khách sạn tự nhiên

Các Metasearch – công cụ tìm kiếm siêu dữ liệu – đang được nhiều khách sạn sử dụng tối đa để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nguồn dữ liệu này được tổng hợp từ những OTA (đại lý du lịch trực tuyến), các công cụ tìm kiếm khác hoặc từ chính các website khách sạn.

Mặc dù không cho phép thực hiện thao tác booking khách sạn trực tiếp nhưng các metasearch vẫn là công cụ giúp chiến lược digital marketing đạt hiệu quả cao. Khi khách hàng click vào một khách sạn cụ thể, trang sẽ được điều hướng đến các OTA, nơi mà giá phòng được công khai và việc booking khách sạn được thực hiện một cách nhanh chóng.

Với con số 87% người dùng tìm hiểu về khách sạn trước khi sử dụng dịch vụ (theo thống kê của Google), chìa khóa để tăng booking khách sạn nhanh chóng chính là ưu tiên ngân sách cho các metasearch phù hợp để tiếp cận với khách du lịch ở nhiều địa phương, từ khắp nơi trên thế giới.

Một số công cụ Metasearch nổi tiếng hiện nay được đa số khách du lịch sử dụng là:

Trivago

Kayak

Skyscanner

TripAdvisor

Google (with Google Hotel Finder)

Song song với việc đầu tư vào các metasearch kể trên, bạn cũng cần xây dựng một cộng đồng riêng cho doanh nghiệp của mình để chủ động kéo khách hàng quan tâm, tìm hiểu về thương hiệu. Xây dựng những hội nhóm, diễn đàn chuyên review các khách sạn là một ý tưởng không tồi và rất dễ lôi kéo được đông đảo người tham gia. Để việc thu hút khách hàng tự nhiên nhất, bạn cần xây dựng hệ thống nội dung phong phú bao gồm cả những bài đánh giá khách quan về đối thủ cạnh tranh thay vì chỉ tập trung vào thương hiệu của mình.

 

2. Phát triển blog về du lịch, nghỉ dưỡng

toi uu visual video marketing

Ngay khi các khách hàng tiềm năng còn ở giai đoạn MƠ ƯỚC và LÊN KẾ HOẠCH, bạn cần phải tiến hành việc gợi ý cho họ những địa điểm du lịch thú vị và đương nhiên, khách sạn của bạn cũng nằm trong khu vực đó. Từ việc khách gợi ý những quán ăn nổi tiếng, những quán cà phê nhỏ xinh đến những mẹo vặt khi đi du lịch. Tất tần tật những điều cần chuẩn bị về một chuyến du lịch cần được có trong kho nội dung blog du lịch của bạn để khi khách hàng tìm kiếm, cơ hội thương hiệu của bạn được xuất hiện càng nhiều.

Bên cạnh việc phát triển đa dạng nội dung blog, đội ngũ marketing cần chú ý xây dựng hệ thống content chuẩn SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm thương hiệu trên Google. Điều này sẽ góp phần làm giảm các chi phí quảng cáo google mà vẫn đạt hiệu quả tiếp cận khách hàng, tăng booking khách sạn nhanh chóng.

 

3. Tối ưu Visual Video Marketing

Các video marketing ngày càng có hiệu quả trong việc thu hút và tiếp cận khách hàng, đặc biệt là những video tạo hiệu ứng cảm xúc mạnh, các video có tính visual vẫn đang trở thành xu hướng vì tính độc đáo, ấn tượng, dễ nhớ của nó. Một visual video chỉ nên dài khoảng 6 giây để phát huy được hết tác dụng của nó. Một số video có thể dài hơn nhưng những thông tin quan trọng nhất, thu hút nhất phải được đặt trong 6 giây đầu bởi khách hàng có xu hướng bỏ qua quảng cáo sau thời gian này.

Kết hợp sử dụng lời thuyết minh trong các visual video cũng tăng độ tiếp cận đến cả nhóm đối tượng như tài xế, hành khách trên xe bus. Độ dài tối đa cho lời thuyết minh là 1-2 câu ngắn, trong đó nêu nổi bật được tên thương hiệu/ dịch vụ.

Việc xây dựng hệ thống visual video với đa dạng nội dung cũng giúp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Theo thống kế của YouTube for Press, có đến hơn 70% lượt xem đến từ các thiết bị cầm tay như mobile, Ipad. Các khách sạn cũng cần chú trọng điều này để việc tối ưu các visual video đạt được hiệu quả tốt nhất, góp phần tăng booking khách sạn tốt hơn.

 

4.  Sử dụng Search Engine Marketing và tối ưu SEO

seo sem

 

SEM (Search Engine Marketing) là “quá trình gia tăng lượng truy cập trang web bằng cách mua quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm”. Trong khi đó, SEO (Search Engine Optimization) là quá trình nhận lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên hoặc miễn phí. Cả hai quá trình này đều là vũ khí quan trọng trong chiến lược digital marketing giúp tăng booking khách sạn đều đặn.

Các chiến lược SEM tiêu biểu mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cần chú ý bao gồm:

  • Chiến dịch quảng cáo với đối tượng cụ thể (theo địa lý, nhu cầu, độ tuổi,…)
  • Tạo nhóm quảng cáo với các từ khóa liên quan
  • Viết quảng cáo sử dụng các từ khóa thuộc top tìm kiếm
  • Đặt ngân sách quảng cáo
  • Theo dõi số liệu: chi phí trên mỗi lần nhấp chuột, số lần hiển thị, tỷ lệ chi phí,…

Các yếu tố về SEO được hình thành từ các hoạt động trên trang (on-page) và ngoài trang (off-page) và phải cập nhật liên tục để phù hợp với các thuật toán của google.

Các yếu tố của SEO on-page bao gồm:

  • Tối ưu hóa meta data, bao gồm page title tag, meta description tag, thẻ heading, thẻ ALT hình ảnh kết hợp các từ khóa mục tiêu
  • Tối ưu SEO bài viết và trang web theo hệ thống từ khóa
  • URL trang đơn giản và được định dạng tốt với các từ khóa chọn lọc
  • Tốc độ tải trang nhanh
  • Tích hợp chia sẻ các mạng xã hội

Các yếu tố của SEO off-page:

  • Xây dựng liên kết để thu hút và có được inbound links chất lượng
  • Tăng lượng truy cập đến một trang web từ chia sẻ social media

 

5. Gửi email marketing giới thiệu dịch vụ

Để tăng booking khách sạn hiệu quả thì không thể bỏ qua email marketing, yếu tố quan trọng trong mọi chiến lược digital marketing. Tuy nhiên, bạn cần vạch định các bước cụ thể cần thực hiện để đảm bảo các email gửi đến đúng khách hàng mục tiêu và không bị đánh giá là spam quá nhiều, gây ấn tượng không tốt về thương hiệu.

tang booking khach san voi email marketing

Dưới đây là gợi ý 5 bước giúp bạn thành công với chiến lược gửi email marketing:

BƯỚC 1: XÂY DỰNG NGUỒN DATA EMAIL CHẤT LƯỢNG

Chắc chắn trong 100 email bạn gửi đi không thể tiếp cận đúng 100 khách hàng nhưng với việc xây dựng một nguồn data email chất lượng, tỷ lệ email “đi nhầm địa chỉ” sẽ được giảm đáng kể. Điều này đòi hỏi thời gian và công sức rất nhiều để có được một danh sách đạt yêu cầu, bao gồm nhiều hình thức thu thập thông tin:

  • Tạo biểu mẫu đăng ký nhận thông tin theo email
  • Tổng hợp thông tin khách hàng hiện tại
  • Mua data từ những đơn vị cung cấp dữ liệu uy tín

Ngay cả khi đã có một nguồn data ổn định, bạn vẫn cần định kỳ “làm sạch” các data đó để loại bỏ những dữ liệu không còn tiềm năng và “dành chỗ” cho các email mới.

BƯỚC 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG NỘI DUNG EMAIL KHOA HỌC

Với từng nhóm đối tượng cụ thể, bạn cần có những nội dung email phù hợp để người nhận cảm thấy đây không phải là những email quảng cáo mà nó thực sự có thông tin họ cần. Từ đó, tỷ lệ click vào đọc email cũng cao hơn, hiệu quả tiếp cận tốt hơn.

BƯỚC 3: SỬ DỤNG CÁC THIẾT KẾ TỐI ƯU

Một nội dung tốt cần đi với một hình ảnh thu hút để email marketing đạt được hiệu quả tốt nhất. Xu hướng thiết kế tối giản, tập trung vào nhấn mạnh các thông tin quan trọng đang mang lại hiệu ứng tiếp nhận tốt hơn những thiết kế quá cầu kỳ, dễ gây rối mắt.

BƯỚC 4: GỬI EMAIL OPT-IN (email có sự đồng ý của người nhận)

Sẽ là vô ích nếu các email marketing bạn gửi đi bị liệt vào “danh sách đen” của khách hàng. Cách tối ưu nhất vẫn là gửi email có sự đồng ý của người nhận. Các email này sẽ được đổ về như một bản tin điện tử giúp khách hàng tiềm năng cập nhập những thông tin dịch vụ mới nhất cũng như nhớ về thương hiệu của bạn. Để nhận được email opt-in, bạn cần:

  • Tạo form đăng ký nhận email marketing trên website hoặc bất cứ kênh truyền thông nào của khách sạn
  • Tạo pop up thông báo rằng đây là email một chiều và đã được sự đồng ý của khách hàng
  • Thêm một số sản phẩm/ dịch vụ/ lĩnh vực mà khách hàng có thể quan tâm để tăng cơ hội tiếp cận

BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ EMAIL MARKETING ĐÃ GỬI

Thông qua các chỉ số như tỷ lệ mở email, lượt click vào liên kết, tỷ lệ phản hồi để bạn đánh giá mức độ hiệu quả của email marketing và đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp.

6. Tiếp cận khách hàng thông qua KOL (Key Opinion Leader)

Các KOL ngày càng được nhiều doanh nghiệp mời hợp tác trong các chiến dịch marketing bởi độ lan tỏa và tầm ảnh hưởng của họ tới cộng đồng. Có 3 nhóm chính thường xuất hiện trong các chiến dịch digital marketing của khách sạn là: VIPs/ Celebrities (người nổi tiếng), Professinal Influencer (người có sức ảnh hưởng) và Citizen Influencer (Người thường chia sẻ kinh nghiệm, có nhiều follower).

chon sai doi tuong kol

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp là việc lựa chọn KOL phù hợp để thông qua họ tiếp cận, thu hút được đông đảo khách hàng mục tiêu. Việc chọn một KOL đang rất nổi nhưng lại không có sự kết nối với thương hiệu sẽ là một sự lãng phí, đôi khi là phản tác dụng đối với chính nhãn hàng. Ví dụ điển hình cho việc chọn sai người này là chiến dịch quảng cáo của Pantene với Selena Gomez năm 2015. Dù Selena có đến hơn 100 triệu follow (Instagram) với 70% là nữ nhưng chỉ khoảng 4% trong đó tương tác với các bài quảng cáo của cô.

Và thay vì một, hãy chọn một nhóm KOL có sự “kết nối, tương tác” với nhau ngoài đời thực để tăng sức ảnh hưởng cũng như độ lan tỏa của chiến dịch tới khách hàng.

Đọc thêm: 7 BÍ KÍP MARKETING THU HÚT KHÁCH DÀNH RIÊNG CHO NGÀNH DU LỊCH

7.  Tăng booking khách sạn với thiết kế web chuẩn UX/UI

Muốn gây ấn tượng, thu hút với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì bạn cần bắt tay vào xây dựng kế hoạch thiết kế website UX/UI ngay. Trải nghiệm của người dùng với website cũng quan trọng như việc trải nghiệm thực tế các dịch vụ tại khách sạn. Ấn tượng ban đầu tốt sẽ là tiền đề giúp các khách hàng tiềm năng quyết định booking khách sạn của bạn.

Với hơn 40% lượt truy cập các website du lịch từ các thiết bị di động thì việc thiết kế web chuẩn UX/UI là cần thiết giúp tăng trải nghiệm người dùng. Cùng với những hình ảnh đẹp, bố cục hài hòa thì quy trình booking cũng cần được làm nổi bật, các thao tác đơn giản và nhanh chóng. Việc lựa chọn các đơn vị thiết kế website khách sạn chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng để thương hiệu của bạn sở hữu website thiết kế chuẩn UX/UI.

8. Phát triển mobile app giúp tăng booking khách sạn nhanh hơn

Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời của các mobile app đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các khách sạn nói riêng. Nếu bạn còn lăn tăn về những tác động của moblie tới hoạt động kinh doanh thì hãy lắng nghe những con số sau đây:

  • 90% người dùng dành thời gian sử dụng điện thoại vào các mobile app
  • 78% khách hàng được hỏi họ thích việc mua sắm, booking khách sạn trên app so với trình duyệt web
  • 2/3 traffic của các nền tảng e-Commerce hiện nay đến từ mobile app

don vi phat trien mobile app chuyen nghiep

Phát triển mobile app thực sự là nước đi đúng đắn trong việc xây dựng các chiến lược digital marketing làm tăng booking khách sạn hiệu quả. Để mobile app hoạt động một cách mượt mà, thu hút khách hàng nhất thì việc lựa chọn đơn vị phát triển mobile app uy tín cũng vô cùng quan trọng.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp các giải pháp doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam, CO-WELL ASIA là đơn vị uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng thực hiện các dự án phát triển mobile app chuyên nghiệp. Liên hệ ngay theo email info@co-well.vn hoặc hotline: (+84) 24 6680 1615 để nhận được sự tư vấn chính xác, nhanh nhất.

Kết luận

Việc xây dựng và thực hiện các chiến dịch digital marketing thành công không phải điều dễ dàng và đòi hỏi cần có thời gian thực nghiệm và chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn. Với 8 chiến lược mà CO-WELL ASIA gợi ý trên đây hy vọng đã giúp ích được cho các doanh nghiệp trong việc tìm phương pháp tăng booking khách sạn hiệu quả, giúp doanh nghiệp cải thiện được tình hình kinh doanh sau một thời gian dài trì trệ.

 
Join us