TẠI SAO ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG QUAN TRỌNG VỚI WEBSITE?
20/06/2020 1438

Thước đo quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của một website của một doanh nghiệp không nằm ở những hiệu ứng, hình ảnh nổi bật hay có một giao diện bắt mắt, sặc sỡ trên các thiết bị di động. Mà yếu tố quan trọng hơn cả khi thiết kế website doanh nghiệp đó là website đó có giúp đem lại chuyển đổi hay tăng doanh thu cho doanh nghiệp hay không.
Chắc hẳn nhiều chủ website doanh nghiệp đã từng thắc mắc rằng, website của họ đã tối ưu về mặt hình ảnh, giao diện, hoạt động trơn tru trên nhiều thiết bị khác nhau. Thêm vào đó website còn được tối ưu SEO, thậm chí còn có thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên tại sao nó vẫn không đem lại một kết quả kinh doanh như ý, không đạt được KPI về tỷ lệ chuyển đổi được đặt ra từ khi lên kế hoạch?
Ngày hôm nay Co-Well Asia sẽ bật mí cho bạn, yếu tố mà website của bạn đang thiếu chính là đánh giá của khách hàng. Vậy tại sao đánh giá của khách hàng lại quan trọng với thiết kế website doanh nghiệp? Trước hết hãy cùng tìm hiểu khái niệm “social proof”
Social Proof là gì?
Social Proof (bằng chứng xã hội) được hiểu đơn giản là hiệu ứng đám đông – một hành vi trong marketing. Con người thường có xu hướng tin tưởng những người đi trước, cụ thể là những người đã sử dụng và có những đánh giá về sản phẩm, dịch vụ nào đó, nếu những người khác đang làm việc đó, tôi cũng muốn làm điều đó.
Trong xã hội hiện đại, khách hàng có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, kiến thức hơn bao giờ hết. Họ có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm, tham khảo các xu hướng mới nhất trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram. Chính vì thế, các kênh mạng xã hội khác nhau và các loại bằng chứng xã hội khác nhau cũng được cải tiến và cập nhật không ngừng
Dưới đây là 5 social proof bạn cần thêm vào website để tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi và có thêm được nhiều khách hàng mới cho doanh nghiệp của mình.
1. Đánh giá từ khách hàng cũ
Hầu hết các marketers và websites ngày nay đang sử dụng chứng thực từ khách hàng cũ như một social proof quan trọng nhất để thể hiện uy tín và chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Một nghiên cứu từ Nielsen đã đưa ra những số liệu biết nói: 90% người dùng tin tưởng những đánh giá từ gia đình và đồng nghiệp, và tới 70% người dùng tin tưởng những đánh giá từ những người hoàn toàn xa lạ!
Chính vì thế, bạn không những cần đưa những review, đánh giá của khách hàng cũ lên website doanh nghiệp, mà còn phải tối ưu những social proof này. Một chứng thực thể hiện được uy tín sẽ bao gồm 3 thành phần chính:
- Những khó khăn mà khách hàng gặp phải TRƯỚC khi họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Kết quả hoặc lợi ích mà họ đạt được SAU khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn đã giúp khách hàng đó NHƯ THẾ NÀO?
Hãy xem đánh giá của khách hàng trên trang Kissmetrics

Mỗi review của khách hàng đều thể hiện họ đã vượt qua những khó khăn, bất lợi như thế nào, cùng với đó là những kết quả và lợi ích mà họ đạt được sau khi sử dụng sản phẩm của Kissmetrics.
2. Đánh giá thương hiệu trên social media
Nếu doanh nghiệp của bạn được quảng cáo, đánh giá, hay là chủ đề thảo luận (tích cực) trên các trang media, mạng xã hội hoặc các trang báo uy tín, blog của người nổi tiếng, v.v… ,hãy tận dụng và thể hiện những nội dung đó trên website của bạn. Với sự phát triển của social media, ngày một nhiều các doanh nghiệp đang đầu tư vào sáng tạo nội dung và các chiến dịch PR để được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Đó sẽ là những social proof khiến cho khách hàng tiềm năng tin cậy doanh nghiệp của bạn hơn. Bên cạnh đó còn thể hiện được rằng doanh nghiệp của bạn là một trong những đơn vị uy tín và dẫn đầu trong lĩnh vực bạn kinh doanh.
Hãy tham khảo ví dụ dưới đây của Cafebond – chuỗi cung ứng cafe công nghệ cao hàng đầu châu Á. Cafebond đã tận dụng để thêm vào website những trang media lớn, uy tín có nhắc tới thương hiệu của họ như ELLE, Yahoo hay The Business Times

3. Logo của khách hàng
Mỗi khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn đều có thể được sử dụng như một social proof cho website của bạn. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra ở đây đó là đưa logo của khách hàng nào lên website? Câu trả lời rất đơn giản, điều đó phụ thuộc vào việc bạn muốn thu hút những kiểu khách hàng như thế nào.
Lấy ví dụ, nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, khách hàng của bạn là những dịch vụ y tế nhỏ ở địa phương, bạn sẽ cần thêm những logo của khách hàng cũ trong ngành dược, y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, v.v…
Mặt khác, nếu bạn đang hướng tới những doanh nghiệp lớn hơn, hãy show những logo từ khách hàng cũ là những tập đoàn, công ty lớn đã từng sử dụng và tin tưởng doanh nghiệp của bạn, giống như ví dụ dưới đây của Zendesk:

4. Số lượng khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ
Đôi khi số lượng cũng chính là một thước đo để thể hiện chất lượng. Nếu sản phẩm của bạn được tin tưởng và sử dụng bởi một số lượng lớn khách hàng, đừng ngại ngần gì mà không thể hiện con số đó lên website của bạn.
Bạn không cần thiết phải thể hiện chi tiết số lượng khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ, mà hoàn toàn có thể show số lượng người đăng ký nhận email hoặc số lượng sản phẩm đã bán hay đã được vận chuyển. Hãy sử dụng một cách linh hoạt nhé!
Campaign Monitor đã làm rất tốt điều này khi tận dụng sức mạnh của các con số trên website doanh nghiệp. Con số hơn 250000 khách hàng tin tưởng và sử dụng đã phần nào thể hiện chất lượng dịch vụ email marketing của họ:

5. Case Study
Case study là một trong những social proofs có sức mạnh và đem lại nhiều uy tín cho doanh nghiệp nhất. Case study được hiểu đơn giản là những câu chuyện thực tế về khách hàng cũ: họ đã biết đến sản phẩm của bạn như thế nào, sử dụng ra sao và sản phẩm/dịch vụ của bạn đã có những ảnh hưởng tích cực nào tới những khách hàng đó. Case study sẽ giúp thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng những sản phẩm bạn đang cung cấp có giá trị và chất lượng tốt.
Đôi khi, khách hàng tiềm năng sẽ tìm thấy chính những tình huống mà họ đang gặp phải trong những case study của bạn, từ đó tạo được sự đồng cảm và khiến họ có thêm lý do để lựa chọn sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Để lấy ví dụ, Xero đã đưa những video case studies của họ lên website, thể hiện cho người xem lý do tại sao những khách hàng cũ đã lựa chọn Xero, thông điệp mà họ muốn truyền tải và câu chuyện đằng sau những sự lựa chọn ấy.

Kết lại
Hi vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ được đánh giá của khách hàng quan trọng như thế nào đối với quy trình phát triển cũng như thiết kế website chuyên nghiệp và những bằng chứng xã hội (social proof) mà bạn có thể thêm vào website của mình. Còn rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức Co-Well Asia sẽ chia sẻ cho các bạn ở những bài viết tiếp theo, đừng bỏ lỡ nhé!