BÍ KÍP TỐI ƯU TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG CHO WEBSITE Y TẾ
05/02/2021 831

Trong kỷ nguyên internet ngày nay, dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào thì đầu tư vào website cũng là một quyết định thông minh. Đặc biệt, với lĩnh vực y tế, người dùng sẽ tìm hiểu rất nhiều trước khi ra quyết định. Bên cạnh những bệnh nhân hiện tại đang sử dụng dịch vụ của bạn, bạn cũng cần tạo niềm tin cho những bệnh nhân mới. Website sẽ là cách hiệu quả nhất để bạn tiếp cận họ.
Tuy nhiên, là người sở hữu website chăm sóc sức khỏe, bạn cần biết rằng: website không chỉ là phương tiện quảng cáo. Đây cũng cần phải là một nền tảng để bạn tăng nhận thức và tạo niềm tin cho người truy cập. Vậy bạn có biết yếu tố nào của website ảnh hưởng mạnh mẽ tới cảm xúc của người dùng? Đó chính là trải nghiệm người dùng (UX – user experience).
Trong bài viết này, CO-WELL Asia sẽ chỉ ra những bí kíp tối ưu trải nghiệm người dùng cho website y tế. Hãy cùng xem các cách để cải thiện cho UX của một trang web là gì để hoạt động được hiệu quả, website cần có những tính năng gì.
Đọc thêm: 5 BÍ QUYẾT TĂNG CHUYỂN ĐỔI TRÊN WEBSITE BẤT ĐỘNG SẢN
1. Hiểu tâm lý người dùng là chìa khóa để tối ưu trải nghiệm người dùng cho website y tế
Cốt lõi của tối ưu UX luôn là sự thấu hiểu người dùng. Ví dụ, với những bệnh ngoài da gây ra bởi các loài côn trùng nhiệt đới, những bệnh nhân tiềm năng thường có xu hướng tra cứu những chủ đề như vậy qua internet. Các cụm từ tìm kiếm có thể là “vết mẩn đỏ do côn trùng cắn”, “cách xử lý vết côn trùng cắn”,…Biết được xu hướng hành động này, bạn có thể điều chỉnh nội dung của mình bằng cách tập trung vào các từ khóa đó hoặc đưa ra các giải pháp cho câu hỏi đó trên website của mình.
Bạn cũng có thể sử dụng website trở thành một địa chỉ mang tính giáo dục và dần gây dựng lòng tin với người truy cập. Một ví dụ khác: EMDR (Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức) là một phương pháp trị liệu tâm lý ít người biết đến. Do đó, UX tối ưu sẽ liên quan đến việc cung cấp nhiều thông tin về EMDR và những vấn đề về sức khỏe tâm thần mà EMDR có thể hỗ trợ.
Tóm lại, tối ưu tối ưu trải nghiệm người dùng cho website y tế xuất phát từ việc bạn hiểu và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Sự thấu hiểu này giúp bạn tinh chỉnh chiến lược nội dung của mình cho phù hợp. Từ đó đảm đảm bảo rằng, khi bệnh nhân truy cập vào trang web của bạn, họ sẽ thấy chính xác những gì họ đang tìm kiếm.
2. Hiểu về inbound marketing để xây dựng nội dung một cách chiến lược
Không giống như Outbound Marketing – cách tiếp thị truyền thống (như quảng cáo, mua danh sách địa chỉ email và ngồi chờ người có nhu cầu liên lạc với mình), Inbound Marketing lại tập trung cung cấp những nội dung có tính hữu ích cao nhằm thu hút khách hàng một cách tự nhiên nhất. Bằng việc xây dựng những nội dung thỏa mãn nhu cầu cho người truy cập, bạn sẽ thu hút những người đọc thật sự chất lượng và biến họ thành khách hàng tiềm năng. Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thì điều này quan trọng hơn cả. Bởi việc sở hữu một người truy cập ổn định có nghĩa là thương hiệu của bạn rất có uy tín.
Xây dựng nội dung là một phần của Inbound marketing. Nói một cách đơn giản, Inbound marketing là quá trình thu hút khách hàng bằng nội dung, SEO, thương hiệu, v.v.

Hãy bắt đầu bằng cách xác định các từ khóa.
Mục tiêu của chiến lược nội dung và việc tối ưu là dự đoán và trả lời các câu hỏi và nhu cầu mà người truy cập có thể đưa ra. Vì vậy, khi bạn thiết kế trang web của mình, bạn nên tối ưu hóa các từ khóa để thu hút khách hàng tiềm năng.
Tại sao triển khai nội dung dựa trên từ khóa lại quan trọng?
Vì website dù lập ra phục vụ nhu cầu nào thì cũng có chung đặc điểm là thúc đẩy lưu lượng truy cập trực tuyến. Internet là công cụ để bạn tiếp cận với hàng triệu người với chi phí gần như bằng 0. Tuy nhiên, để tối ưu trải nghiệm người dùng cho website y tế, chỉ hiển thị các dịch vụ bạn cung cấp là không đủ. Những người sử dụng Google để tìm kiếm còn muốn những thông tin thực tế, hữu ích hơn. Nếu người dùng truy cập vào trang web của bạn và chỉ thấy bạn đưa thông tin về dịch vụ, họ sẽ có cảm giác không thoải mái và cho rằng bạn chỉ đang cố “chốt đơn”. Hãy mang đến cho người truy cập những gì họ muốn: thông tin hữu ích về hoạt động và dịch vụ của bạn, những hiểu biết về y tế,….
Chiến lược nội dung là xây dựng một trang web tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm cũng như cho con người. Nội dung chất lượng sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy trang web của bạn và thu hút họ tìm đọc lâu hơn, sâu hơn.
Đọc thêm: 5 BÍ QUYẾT TĂNG CHUYỂN ĐỔI TRÊN WEBSITE BẤT ĐỘNG SẢN
3. Trực quan hóa dữ liệu
Theo nghiên cứu, có khoảng 90% thông tin truyền đến não là hình ảnh. Trong quá trình lướt web, lướt mạng xã hội, mỗi chúng ta bắt gặp hàng gigabyte dữ liệu trực tuyến và thường chỉ những dữ liệu được minh họa dưới dạng hình ảnh đọng lại. Đặc biệt với website y tế, để có được niềm tin của người truy cập, bạn cũng thường xuyên phải đưa số liệu vào bài viết. Trình bày thông tin quan trọng ở dạng biểu đồ để trực quan hóa dữ liệu sẽ giúp nội dung của bạn trở nên dễ tiếp cận người đọc hơn so với việc trình bày bảng tính hay báo cáo. Sau đây là các mẹo để bạn có thể trực quan hóa dữ liệu một cách khoa học:
- Sử dụng infographic và tối giản chữ, kết hợp biểu đồ, bản đồ, biểu đồ hình tròn và đồng hồ đo.
- Sử dụng tương phản màu rõ ràng để phân biệt thông tin quan trọng
- Trong quá trình thiết kế trang web, hãy tạo bố cục và hệ thống phân cấp thông tin rõ ràng.
- Thêm các biểu đồ thể hiện sự so sánh. Ví dụ như biểu đồ so sánh số lượng bệnh nhân tin dùng dịch vụ với thời điểm năm trước. Đó cũng là cách cho thấy sự tăng trưởng của bạn, từ đó tăng niềm tin đối với bệnh nhân.
Với những cách này, các nội dung về lĩnh vực ý tế tưởng như khô khan nhưng lại được trình bày sinh động, dễ tiếp thu. Đây chính là bí kíp đầu tiên để tăng trải nghiệm người dùng cho website y tế.

4. Tương thích trên nhiều thiết bị
Điện thoại di động chiếm khoảng một nửa lưu lượng truy cập web trên toàn thế giới. Trong quý đầu tiên của năm 2020, 51,92% lưu lượng truy cập trang web toàn cầu đến từ thiết bị di động. Vì vậy, tỉ lệ bênh nhân truy cập vào trang web của bạn sử dụng điện thoại di động là rất lớn. Do đó, hãy đảm bảo rằng website của bạn có thể hiển thị tốt trên cả máy tính, điện thoại và máy tính bảng. Bạn có thể xem các đề xuất của Google về cách giúp cho trang web của bạn tương thích với thiết bị di động tại đây.
5. Tốc độ
Các trang web tải nhanh hơn sẽ tăng mức độ tương tác của người truy cập. Để cải thiện trải nghiệm người dùng cho website y tế, bạn cũng cần lưu ý việc tăng tốc độ tải trang và tốc độ mỗi thao tác của người truy cập. Hãy cố gắng giữ cho trang “nhẹ” nhất có thể bằng cách đơn giản hóa nội dung, giảm dung lượng ảnh, tránh sử dụng quá nhiều hình ảnh có độ phân giải cao. PageSpeed Insights là một công cụ rất có ích để bạn xác định được trang web của bạn đang có yếu tố nào làm tải trang bị chậm và đưa ra cho bạn những gợi ý để cải thiện website.
6. Tiện lợi trong quá trình sử dụng
Không có một thước đo cụ thể nào cho một website tiện lợi hay không tiện lợi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, một người thiết kế website tinh thế sẽ nhận ra những điểm sau đây để cải thiện trải nghiệm người dùng cho website y tế:
- Sử dụng các nút có tính mô tả để giúp người dùng hiểu họ đang thao tác đến bước nào. Ví dụ: “Bước 1/3” thay vì “tiếp theo”, “next”…Điều này đặc biệt có tác dụng trong quá trình bệnh nhân đăng ký khám, chữa bệnh hay đặt lịch hẹn. Những khâu booking này có rất nhiều bước và thao tác cần thực hiện. Vì vậy, cho người dùng biết họ đang ở bước nào của quá trình booking cũng giúp bạn dễ giữ chân họ hơn.
- Kích thước vị trí cảm ứng ít nhất là 7mm, tối đa là 10mm.
- Kích thước phông chữ ít nhất là 10 pixel để tối đa hiển thị.
- Sử dụng các pop-up một cách khoa học: Pop-up là công cụ hiệu quả để bạn hướng sự chú ý vào những thông tin quan trọng. Tuy nhiên bạn cần sử dụng các pop-up này một cách hợp lý. Hãy tránh 2 kiểu pop-up sau:
- Pop-up bật lên và che toàn bộ nội dung chính
- Pop-up hiện thành một cửa sổ độc lập và người dùng phải tắt đi trước khi truy cập nội dung
Đối với hiển thị trên điện thoại, thay vì dùng các pop-up, bạn có thể sử dụng text có gắn hyperlinks hoặc các nút call-to-action.
7. Lưu ý về hình thức
Nội dung được triển khai đương nhiên sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích của bạn. Tuy nhiên có một vài lưu ý như sau:
- Nên sử dụng HTML5 thay vì Flash để đảm bảo các video chạy trơn tru trên website
- Đừng cố nhồi nhét quá nhiều chữ. Dù việc truyền tải thông tin một cách đầy đủ là rất cần thiết, nhưng bạn nên chọn lọc từ ngữ để trình bày ngắn gọn nhất có thể. Đặc biệt với điện thoại, các chuyên gia khuyến nghị một dòng hiển thị tiêu chuẩn không nên có nhiều hơn 30 – 40 ký tự. Hãy nhớ rằng người sử dụng internet đang ngày càng “ngại đọc” và muốn đọc những thông tin càng ngắn gọn, ít chữ càng tốt
8. Tính nhất quán
Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tìm đọc thông tin của người truy cập trên website, nhưng tính nhất quán trong thiết kế cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng cho website y tế. Ví dụ: các button có cùng chức năng phải có màu sắc giống nhau, các dòng text ở cùng cấp độ tiêu đề phải đồng nhất về định dạng (font chữ, kích cỡ, hiệu ứng),…Yếu tố này sẽ giúp cho bệnh nhân khi vào trang của bạn để tìm kiếm và đọc thông tin được dễ dàng hơn, quá trình ra quyết định của họ cũng vì thế sẽ nhanh hơn. Bạn có thể tạo một thư viện mẫu bao gồm một tập hợp các yếu tố thiết kế giao diện người dùng. Đó sẽ là tiêu chuẩn trong thiết kế của bạn để nhà thiết kế có thể làm theo chỉ dẫn và tạo nên một website thống nhất.
9. Một số chức năng hỗ trợ người khuyết tật
Bên cạnh những điểm nêu trên, website của bạn cũng cần được tối ưu để trở nên dễ sử dụng cho các những bệnh nhất khuyết tật. Họ cũng là một nhóm đối tượng tiềm năng tìm đọc và quan tâm đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn. Bởi vậy họ cũng là đối tượng cần được nâng cấp trải nghiệm người dùng cho website y tế của bạn. Hãy áp dụng một số mẹo đơn giản sau:
- Sử dụng thẻ alt: Đây là những từ bật lên khi bạn di chuột qua một trang web. Khi người khiếm thị sử dụng trình đọc màn hình (một chương trình đọc to văn bản trên trang web), tất cả các thẻ alt đều được đọc to. Đây là cách duy nhất để người khiếm thị biết hình ảnh là gì
- Viết phụ đề hoặc thêm phiên âm cho các video: Cùng tương tự như hình ảnh, nếu không có thêm text để hỗ trợ thì người khiếm thị cũng không thể nắm được nội dung. Bởi vậy, tất cả các video trên trang web chăm sóc sức khỏe của bạn cần có phiên âm hoặc phụ đề
- Đặt dấu chấm giữa các chữ viết tắt: ví dụ bạn hãy viết C.S.S.K thay vì CSSK. Trình đọc màn hình sẽ không nhận dạng được chữ viết tắt nếu không có dấu chấm
- Gạch chân các liên kết hoặc đảm bảo rằng có sự tương phản màu sắc giữa văn bản gắn hyperlink và văn bản thông thường. Bằng cách này, người dùng mù màu sẽ có thể tìm thấy một liên kết ngay lập tức
- Diễn giải nội dung một cách đơn giản: Bạn có thể không để ý đến mẹo này nhưng nó lại rất hữu ích cho người cao tuổi và những người gặp khó khăn trong nhận thức. Bạn nên chia văn bản thành các đoạn nhỏ hơn, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu với câu chủ động

10. Sử dụng hiệu quả các tiêu đề
Các tiêu đề (ví dụ: <h1>, <h2>) được đặt cỡ chữ lớn và in đậm sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung của cả bài viết mà không mất quá nhiều thời gian đi vào đọc chi tiết toàn bộ văn bản. Và thường thì người đọc cũng sẽ không sẵn sàng bỏ thời gian để đọc toàn bộ bài. Tiêu đề trên website được trình bày khoa học sẽ tạo nên dàn ý hoàn hảo cho bài viết. Với nội dung chính được đưa lên các thẻ H1, H2, người dùng bị khuyết tật về thị giác khu sử dụng công cụ hỗ trợ cũng sẽ nhanh chóng nắm bắt được nội dung và chủ đề bài viết.
11. Tránh nhồi nhét thông tin
Giống như một trang giấy, website luôn cần có những khoảng trống cần thiết. Để tránh các phần thông tin quan trọng bị lẫn vào nhau, hãy giữ các đoạn tách biệt và chèn một khoảng trống lớn (ít nhất 120 px) giữa chúng. Ngoài ra, hãy chia văn bản thành các đoạn văn hoặc giới thiệu các dấu ngắt như hình ảnh hoặc cụm từ khóa. Một đoạn văn bản quá dài cũng ít nhiều cản trở khả năng đọc hiểu của người truy cập.
12. Tích hợp chức năng tìm kiếm trên trang
Một mẹo rất đơn giản để cải thiện trải nghiệm người dùng cho website y tế là tích hợp chức năng tìm kiếm. Tính năng tìm kiếm từ hiệu quả sẽ giúp người truy cập lọc các tìm kiếm theo tiêu chí, chẳng hạn như tin tức, dịch vụ y tế và sự kiện, nhà cung cấp và địa điểm. Một mẹo nữa bạn có thể áp dụng với chức năng tìm kiếm này là nổi bật danh sách các tìm kiếm gần đây ở lề trái / phải để cho phép người dùng theo dõi lịch sử tìm kiếm của họ.
13. Phiên bản riêng cho bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ
Bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thông tin khác nhau. Đó là lý do tại sao bạn nên cân nhắc xây dựng một phiên bản website riêng cho từng đối tượng.
- Thông tin ưu tiên cho bệnh nhân: bác sĩ, lịch hẹn, mô tả bệnh, cách điều trị, thông tin về thuốc (lợi ích, tác dụng phụ, khả năng chi trả).
- Thông tin ưu tiên cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe: lịch hẹn, thông tin kê đơn, thông tin về thuốc, cơ chế hoạt động.
14. Dữ liệu đáng tin cậy
Một website y tế tốt sẽ không mang nặng tính quảng cáo, tiếp thị mà tập trung cung cấp những thông tin hữu ích cho người truy cập. Thậm chí các website này có thể trở thành một địa chỉ tìm đọc thường xuyên cho bệnh nhân. Dưới đây là một số mẹo để khiến cho dữ liệu của bạn đáng tin cậy hơn. Từ đó bạn sẽ tạo cảm giác yên tâm, nâng cao trải nghiệm người dùng cho website y tế:
- Dẫn liên kết đến những bản nghiên cứu gốc và những thử nghiệm lâm sàng.
- Thông tin được cập nhật thường xuyên.
- Hình ảnh người thật, việc thật, lời nói của bệnh nhân và người nhà.
Website cũng nên có những minh chứng về khả năng chuyên môn của bạn, ví dụ như:
- Giải thưởng và thành tựu.
- Được xếp hạng trong danh sách “Một trong những….tốt nhất” trên các tạp chí y khoa
- Thông tin chi tiết (sơ yếu lý lịch, chứng chỉ chuyên môn, số năm kinh nghiệm, thành tựu) của các bác sĩ.
- Các hiệp hội y khoa uy tín mà bạn là thành viên.
15. Truy cập vào cổng thông tin trực tuyến
Cổng thông tin bệnh nhân trực tuyến là một webpage (trang con) có tính bảo mật thông tin cao, cho phép bệnh nhân truy cập 24/24 để tra cứu, theo dõi thông tin sức khỏe và liên hệ với các bác sĩ. Bạn có thể thêm chức năng đặt lịch hẹn ở công thông tin này để cả bệnh nhân và bác sĩ có thể nắm được các lịch khám. Đó là với người bệnh và bác sĩ. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng cần được cho phép truy cập các cổng thông tin bệnh nhân trực tuyến.

Đọc thêm: 5 BÍ QUYẾT TĂNG CHUYỂN ĐỔI TRÊN WEBSITE BẤT ĐỘNG SẢN
Trên đây là những gì bạn cần hiểu khi muốn tối ưu trải nghiệm người dùng cho website y tế, cũng như các cách để cải thiện. Tóm lại, việc cải thiện trải nghiệm người dùng cần bắt nguồn từ sự thấu hiểu những gì họ lo lắng và tìm kiếm để giải quyết những điểm đau (pain points) của họ.
Cách cải thiện UX cho website trên đây được tổng hợp dựa trên kinh nghiệm của CO-WELL Asia, với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai nhiều dự án cho khách hàng ở nhiều lĩnh vực như: bất động sản, vận tải, giải trí,…. Đặc biệt, CO-WELL đã từng triển khai thành công hệ thống website và ứng dụng cho công ty y khoa tại Nhật Bản.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với CO-WELL Asia để nhận tư vấn và tìm ra giải pháp công nghệ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.