XÂY DỰNG WEBSITE DOANH NGHIỆP HOÀN HẢO VỚI 6 BƯỚC
21/05/2021 919
Xây dựng website là một nhu cầu tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng website hiệu quả. Dưới đây là 6 bước xây dựng website doanh nghiệp hoàn hảo.
VÌ SAO PHẢI XÂY DỰNG WEBSITE DOANH NGHIỆP?
Có không ít lý do để các doanh nghiệp phải xây dựng một website, và nhiệm vụ của bạn là phải xác định được rõ ràng lý do của riêng doanh nghiệp mình. Không có một lý do chung cho tất cả, và để tìm lý do để xây dựng website doanh nghiệp, bạn cần trả lời câu hỏi: Tôi muốn đạt được mục đích gì thông qua việc xây dựng website doanh nghiệp?
Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần suy nghĩ kỹ về việc tại sao mình lại cần một website? Hãy nghĩ một cách rộng hơn: Niềm tin của mọi người là tài sản lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp, tập thể, tổ chức nào. Mục tiêu chính của bạn có phải nhằm tăng giá trị thương hiệu? Bạn muốn lan tỏa hình ảnh thương hiệu mình? Bạn muốn gây quỹ hoặc tìm kiếm lead mới? Khi đã liệt kê tất cả các lý do, chúng ta sẽ đi tới bước tiếp theo.
Tiếp sau câu hỏi “Vì sao” sẽ là “Làm thế nào”, hãy cùng tham khảo 6 bước xây dựng website doanh nghiệp dưới đây để tìm được câu trả lời cho mình.
6 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE DOANH NGHIỆP HOÀN HẢO
1. Định nghĩa người dùng mục tiêu
Nội dung và thiết kế của website doanh nghiệp cần phải dựa trên nhu cầu của người dùng mục tiêu. Chính vì thế, điều quan trọng là phải làm rõ đối tượng mà bạn muốn họ ghé thăm website của mình, và cung cấp chính xác cho họ những gì họ đang tìm kiếm.
Điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải phớt lờ tất cả những đối tượng khác. Một website vẫn nên phù hợp với mọi đối tượng, nhưng nó sẽ cần hướng chủ yếu đến một hoặc một vài nhóm người dùng cụ thể. Bạn không cần phải lựa chọn hay thu hẹp đối tượng người dùng thành một nhóm quá cụ thể, mà cần phải biết đặt thứ tự ưu tiên cho những mục tiêu của mình.
Bước đầu tiên để xây dựng một website doanh nghiệp hoàn hảo là xác định mình đang xây dựng website hướng đến ai? Hãy chia tất cả người dùng thành các nhóm (từ 3-5 nhóm) và xếp hạng theo thứ tự ưu tiên quan trọng, từ đó quyết định những nội dung cần thiết cần có trên website để phục vụ các đối tượng đó.
2. Xây dựng giá trị cho website
Nhiều nhãn hàng lớn trở nên thành công bởi họ luôn quan niệm rằng khách hàng không mấy quan tâm về việc doanh nghiệp đó vận hành như thế nào. Những doanh nghiệp tập trung vào nhu cầu của khách hàng và luôn nỗ lực nhằm đem lại những giá trị mới cho cuộc sống của khách hàng sẽ có khả năng tăng sự trung thành cũng như tương tác từ họ.
Một website doanh nghiệp xây dựng dựa trên nhu cầu khách hàng là một công cụ hữu hiệu nhằm đem đến những lợi ích tối đa cho từng nhóm đối tượng. Nó tạo ra những phương thức đối thoại vô hình và dễ dàng, thay vì những đoạn độc thoại từ doanh nghiệp.
3. Xây dựng chủ đề (concept) cho website
Ở các phần trước, bạn đã lên được mục đích cho website tương lai, nhận diện người dùng mục tiêu, và đặt các mục tiêu để phát triển website của mình. Bước tiếp theo chính là tìm cách hiện thực hóa những điều đó. Đây sẽ là lúc bạn tìm đến sự trợ giúp từ các agency chuyên về thiết kế website. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cách chọn nhà phát triển website phù hợp.
Đọc thêm: THUÊ THIẾT KẾ WEBSITE – CHỌN NHÀ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
Các ý tưởng sáng tạo và concept của website nên được nuôi dưỡng từ trước và được dựa trên những mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Nếu website không có chủ đề, không có câu chuyện, thì nó sẽ khó đạt được hiệu quả mong muốn.
4. Dựng wireframe và prototype
Đây là 2 phần cần thiết trong quá trình xây dựng một sản phẩm hoàn hảo. Chúng sẽ giúp bạn thử nghiệm và hiện thực hóa ý tưởng của mình.
Wireframe là bản vẽ thô và sơ bộ nhất về website. Designer sẽ là người dựng nên wireframe từ những miêu tả bằng chữ viết, lời nói,… để xác định xem những thành phần cần có trong website, điều gì có thể thêm vào hoặc lược bớt,…
Sau khi có 1 bản wireframe ưng ý sẽ là bước tạo prototype, là một bản thiết kế với độ hoàn thiện cao và cho phép bạn thử nghiệm tương tác như một người dùng thật.
Đây là một bước quan trọng, nhưng không nhất thiết phải hoàn hảo. Bản prototype không cần phải hoàn thành 100% như sản phẩm thực, mà nó cần truyền tải được cho người xem bức tranh tổng thể về website. Ngoài ra, prototype cũng nên tập trung vào những tính năng quan trọng sẽ được sử dụng nhiều nhất.
5. Viết nội dung cho website
Nội dung cũng là một yếu tố quan trọng không kém thiết kế, bởi nó là thứ sẽ giữ chân người dùng ở lại website. Nội dung trên website phụ thuộc vào việc bạn muốn người dùng mục tiêu của mình tìm thấy gì trên đó. Nếu website hướng đến đối tác và các nhà đầu tư, thì nội dung cần được trình bày chuyên nghiệp, rõ ràng. Nếu người dùng mục tiêu là PR và các trang truyền thông, thì họ mong muốn tìm được những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, báo cáo tài chính, những sự kiện cũng như tranh ảnh để sử dụng làm tư liệu.
Dù website ở bất kỳ hình thức nào, nội dung của nó cần được cung cấp một cách hữu ích và tường minh nhất có thể. Tránh việc nhồi nhét vào website những thông tin không ai đọc và những hình ảnh mà không ai muốn xem.
6. Thiết kế và phát triển
Bước cuối cùng để xây dựng một website doanh nghiệp hoàn hảo là thiết kế và phát triển.
Hãy mang tất cả những ý tưởng, thông tin bạn đã xây dựng ở những bước trên tới cho nhà phát triển website và để họ quyết định cách để đạt được những ý tưởng đó. Hãy luôn chú ý đứng ở vị trí người dùng để định hướng phát triển.
Nhà phát triển website sẽ quản lý tất cả những dòng code để website của bạn có thể hoạt động. Code được chia làm 2 loại là front-end và back-end. Nhà phát triển front-end phụ trách những dòng code tương tác trực tiếp với người dùng và hệ thống trải nghiệm người dùng. Nhà phát triển back-end chịu trách nhiệm xử lí mảng back-end và đảm bảo website vận hành hiệu quả. Sau khi website đã được dựng lên, sẽ đến công đoạn thêm nội dung vào website, thử nghiệm và đánh giá hoạt động trên nhiều loại thiết bị khác nhau. Khi tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, công đoạn cuối cùng chính là công bố chính thức website mới tới khách hàng!
Kết
Vậy công việc đến đây là kết thúc? Không hề, bời một website chất lượng cao không phải là công việc ngày một ngày hai, nó là nhiệm vụ vận hành và bảo trì liên tục. Hãy luôn chú ý cập nhật thông tin và thay đổi website của mình để phù hợp với những xu hướng mới nhất mà người dùng quan tâm.
Có thể thấy, việc xây dựng một website doanh nghiệp hoàn hảo đòi hỏi rất nhiều các công việc khác nhau. Nhưng với một kế hoạch tốt và đội ngũ phát triển website chất lượng, website của bạn sẽ sớm có chỗ đứng trên thị trường đầy cạnh tranh.
CO-WELL với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế website vẫn luôn được khách hàng đánh giá cao và giữ vững vị trí là một trong những nhà phát triển website hàng đầu. Chúng tôi luôn nỗ lực đem đến cho khách hàng những sản phẩm website doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp khách hàng đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình.