MỌI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THIẾT KẾ WEBSITE MAGENTO

17/08/2021 955
Mọi điều cần biết về thiết kế website thương mại điện tử Magento
E-COMMERCE WEB DEVELOPMENT

Lựa chọn nền tảng Thương mại điện tử (E-commerce) phù hợp với doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Có rất nhiều lựa chọn mà bạn có thể tìm hiểu, cũng như rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn, trong đó có thiết kế website Magento. 

Là một trong những nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu trên thị trường hiện nay, Magento cung cấp giải pháp toàn diện cho các nhà bán lẻ online. Có hơn 180.000 cửa hàng trực tuyến đang sử dụng nền tảng này để kinh doanh. Mức phí của Magento cũng rất linh hoạt, trong đó có cả những gói dịch vụ tính theo doanh thu của cửa hàng. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích sự khác nhau giữa các gói dịch vụ của Magento. Đồng thời, bài viết sẽ hướng dẫn từng bước cho bạn để thiết kế website Magento và bắt đầu triển khai một cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

 

Vài nét về thiết kế website Magento

Magento là một dịch vụ nằm trong hệ sinh thái Adobe Experience Cloud. Được hỗ trợ bởi một trong những nhà phát triển phần mềm lớn nhất trên thế giới, Magento hiện đang là một trong những nền tảng E-commerce phổ biến nhất. Bản thân website của Magento cũng là bằng chứng cho sự ổn định của nền tảng này khi nó đứng thứ 3 trong danh sách 1 triệu website sử dụng công nghệ E-commerce trên thế giới.

 

magento trang chu

 

Một trong những lý do khiến Magento được yêu thích có lẽ là những ưu đãi hấp dẫn. Magento hoạt động hơi khác so với các nền tảng như WordPress. Thay vì một giải pháp duy nhất cho tất cả người dùng, nó có các gói cụ thể cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn và nhiều mức độ khác.

Ngoài ra, có nhiều phiên bản của nền tảng này với mức giá và cấp quản lý khác nhau mà chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn ở sau.

Sẽ chỉ mất vài phút để cài đặt ban đầu cho việc thiết kế website Magento. Tuy nhiên việc tốn thời gian nhất có lẽ là thêm tất cả các trang sản phẩm cũng như cá nhân hóa theme của trang web. Điều này phụ thuộc vào số lượng mặt hàng và nhu cầu cài đặt website của bạn.

Có vô vàn tính năng thú vị mà bạn có thể khám phá sau khi mở cửa hàng điện tử thông qua thiết kế website Magento. Ví dụ: bạn sẽ có thể sử dụng các giải pháp marketing tích hợp đa kênh. Điều này phản ánh hướng đi của Magento nhằm tạo nên một trải nghiệm đồng nhất giữa mua sắm vật lý và điện tử.

Tìm hiểu các tùy chọn thiết kế website Magento

Magento có rất nhiều thứ để cung cấp cho những ai tìm kiếm một giải pháp Thương mại điện tử chuyên dụng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nền tảng này có ba tùy chọn riêng biệt, bao gồm:

  • Mã nguồn mở Magento (Magento Open Source) Phiên bản này được cung cấp miễn phí nhưng bạn sẽ phải tự tìm dịch vụ hosting cho website của mình. Mặc dù phiên bản này có ít tính năng hơn, nhưng vẫn có rất nhiều lợi ích khi sử dụng.
  • Magento Thương mại (Magento Commerce) Trước đây được gọi là Magento Enterprise, phiên bản này cung cấp nhiều tính năng hơn, chẳng hạn như Magento PWA Studio và tính năng kéo thả trên trang. Bạn vẫn cần chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting, nhưng bạn sẽ có quyền truy cập vào bộ phận hỗ trợ chuyên nghiệp.
  • Điện toán đám mây cho thương mại (Magento Commerce Cloud) Tùy chọn mới nhất này của Magento có các tính năng tương tự Magento Commerce đã nói ở trên. Tuy nhiên, nó sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây Amazon Web Services (AWS), có thể giúp cải thiện hiệu suất trang web cũng như đem đến nhiều tính năng tiện dụng khác.

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu xây dựng thương hiệu của mình hoặc có ngân sách rất eo hẹp, bạn có thể muốn chọn phiên bản Open Source. Đối với những người có ngân sách dư dả hơn, bạn sẽ có thể lựa chọn giữa sử dụng Magento Commerce và chọn hosting phù hợp với mình, hoặc lựa chọn AWS cùng Commerce Cloud.

Số tiền cần bỏ ra cho Magento Commerce hoặc Magento Commerce Cloud được xác định bởi doanh thu bán hàng hàng năm của bạn. Các cửa hàng nhỏ rất có lợi từ hệ thống này bởi số tiền bỏ ra sẽ ít hơn nhưng cơ hội xây dựng tập khách hàng là rất lớn. Chính vì tiềm năng đó, dịch vụ này lại là một lựa chọn khá đắt đỏ.

Magento cũng cung cấp một số sản phẩm bổ sung, chẳng hạn như nền tảng Business Intelligence. Nó có tính năng theo dõi nâng cao và phân tích dữ liệu trong khi công cụ Quản lý đơn hàng cho phép bạn quản lý nhiều cửa hàng trong cùng 1 màn hình. Có nhiều tiện ích mở rộng của bên thứ ba khác mà bạn có thể thử trên mọi phiên bản Magento.

 

11 BƯỚC thiết kế website thương mại điện tử với Magento Open Source

Việc cài đặt trông có vẻ rất cồng kềnh. Tuy nhiên ở đây, các công việc để tạo và khởi chạy website được chia nhỏ thành 11 bước cụ thể như dưới đây

Việc đầu tiên cần làm là tạo một tài khoản Magento miễn phí. Đây là giao diện tách biệt với trang web mà bạn sẽ xây dựng, nhưng bạn có thể dễ dàng di chuyển giữa hai giao diện này. Trang User sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các sản phẩm bạn đã mua, thanh toán và hơn thế nữa.

 

Bước 1: Xem lại yêu cầu về host của Magento

Giống như hầu hết các nền tảng phát triển website khác, Magento có một số yêu cầu nhất định mà bất kỳ máy chủ (host) nào cũng phải đáp ứng. Bạn sẽ cần ghi nhớ những yêu cầu này trước khi chọn nhà cung cấp hosting để đảm bảo website của mình vận hành ổn định.

Để sử dụng Magento, bạn cần đảm bảo có những điều sau:

  • Hệ điều hành: Linux x86-64 và các bản phân phối Linux khác như RedHat hoặc Ubuntu. Bạn cũng có thể phát triển local trên Mac hoặc Windows OS với visualization hoặc ứng dụng MAMP.
  • Web server: Có thể sử dụng Apache hoặc nginx. Nếu chọn Apache, bạn nên xem lại tài liệu Apache của Magento để biết các cài đặt mô-đun cụ thể.
  • Bộ nhớ: Khi đưa vào vận hành, hệ thống Magento của bạn có thể sẽ yêu cầu từ 2GB RAM trở lên.
  • Database: Magento tương thích với MySQL phiên bản 5.6 và 5.7.
  • PHP: Magento khuyên bạn nên sử dụng PHP 7.3. Ngoài ra, Hướng dẫn cài đặt PHP của Magento sẽ hướng dẫn chi tiết cách setup những extension cần có. Tài liệu này cũng chỉ ra những cách cài đặt giúp Magento của bạn chạy trơn tru, chẳng hạn như bật OPcache.
  • Bảo mật: Chứng chỉ Lớp cổng bảo mật (SSL) được khuyến nghị để chuyển dữ liệu an toàn và tích hợp với PayPal.

Nắm rõ những thông tin này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế những phát sinh gây đau đầu không đáng có khi xây dựng website Magento. Ví dụ có thể kể đến như mua nhầm hosting không đủ bộ nhớ, hay dịch vụ sử dụng server của Windows,…

 

Bước 2: Chọn máy chủ web và tên miền

Tiếp theo, bạn sẽ cần xem các yêu cầu về hệ thống và bắt đầu tìm kiếm host. Hầu hết các hosting sẽ cung cấp thiết bị và công cụ bạn cần để chạy Magento. Mặc dù vậy, bạn nên chọn hosting có bộ phận hỗ trợ riêng về Magento để đảm bảo an toàn. 

Một số máy chủ phổ biến có thể cài đặt Magento nhanh chóng chỉ với 1 click chuột:

Ngoài chi phí sử dụng, bạn cũng nên quan tâm đến các yếu tố như hiệu suất, bảo mật và các tính năng đi kèm khác có lợi cho bạn.

Yếu tố quan trọng để đảm bảo máy chủ phù hợp là đảm bảo dịch vụ có bao gồm chứng chỉ SSL. Nếu bạn có ý định tích hợp trang Thương mại điện tử của mình với các cổng thanh toán phổ biến, thì đây là một điều kiện bắt buộc. Hầu hết các dịch vụ máy chủ hiện nay đều cung cấp chứng chỉ SSL này.

Đây cũng là lúc để bạn đăng ký một tên miền cho mình. Tên miền là địa chỉ trang web của bạn và là một phần quan trọng của thương hiệu, vì vậy bạn nên suy nghĩ kỹ về nó.

Hiện nay nhiều đơn vị đang cung cấp tên miền như một phần của gói hosting. Nếu dịch vụ bạn chọn không bao gồm tên miền thì bạn sẽ phải đi tìm nhà cung cấp tên miền khác.

 

Bước 3: Tải xuống và cài đặt Magento Open Source

Sau khi đã có hosting và tài khoản Magento của mình, bạn sẽ đi đến website để tải về Magento Open Source bằng cách ấn vào nút “Get Started” trên màn hình

 

Trang chủ của Magento Open Source.

 

Website sẽ đưa bạn đến trang tài nguyên của Magento. Tại đây, bạn sẽ có một số cách khác nhau để tải xuống Magento Open Source. Composer là phương pháp được khuyên dùng, mặc dù bạn có thể chọn bất kỳ cách nào.

 

Biểu đồ so sánh các lựa chọn download

 

Magento cũng cho phép tải kèm dữ liệu mẫu hoặc không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tải xuống phiên bản mã nguồn mở mới nhất có kèm với dữ liệu mẫu.

 

Trang tải xuống Tài nguyên Công nghệ Magento.

 

Nếu bạn cài đặt theo cách thủ công trên tài khoản hosting, bạn sẽ cần đáp ứng một số điều kiện tiên quyết. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên xem lại lộ trình cài đặt của Magento.

Những người mới bắt đầu cũng có thể cài đặt và chạy Magento Open Source chỉ với 1 click nếu hosting cho phép. Để thực hiện việc này trong cPanel, hãy di chuyển đến cPanel> Autoinstallers:

 

Trình cài đặt tự động trong cPanel.

 

Khi bạn nhấp vào biểu tượng Magento, bạn sẽ có tùy chọn để bắt đầu quá trình cài đặt bằng cách thiết lập admin setting.

 

Bước 4: Thiết lập admin setting

Trước khi tiến hành cài đặt Magento, bạn cần tạo username và password admin. Hệ thống cũng sẽ yêu cầu làm việc này đầu tiên trước khi đến các bước tiếp theo.

Tiếp theo, bạn sẽ cần chỉ định vị trí cài đặt Magento trên hosting và đường dẫn URL đến trang đăng nhập admin. Sau khi hoàn tất các cài đặt này, hãy nhấp vào Install. Khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ nhận được một thông báo xác nhận:

 

Thông báo cài đặt Magento thành công.

 

Bây giờ bạn có thể nhấp vào URL quản trị và đăng nhập bằng username và password bạn đã tạo trong quá trình cài đặt. Khi đăng nhập thành công, bạn sẽ đi tới màn dashboard của Magento, nơi bạn có thể bắt đầu xây dựng website thương mại điện tử mới của mình.

 

Bước 5: Chọn và cài đặt chủ đề (theme) cho cửa hàng của bạn

Một trong những điều đầu tiên có thể bạn sẽ muốn làm là lựa chọn theme cho cửa hàng. Việc này sẽ quyết định giao diện trang web của bạn. Sau khi chọn được theme mong muốn, bạn sẽ cần tùy chỉnh lại để phù hợp với thương hiệu của mình.

Để tải xuống và cài đặt theme từ Magento Marketplace, trước tiên bạn cần có access key để truy cập vào đây. Bạn có thể tìm thấy trông tin này trong trang User (được đề cập trong Bước 1) bằng cách chọn Marketplace > My Products > Access Keys:

 

Cách tạo access key.

 

Trên trang Access Keys, bạn sẽ được hướng dẫn tạo mới và đặt tên cho từng key. Hãy copy các key public và private ở đây. Hãy quay lại màn dashboard của Magento và đi đến Setting > Web Setup Wizard > Extension Manager

 

Tùy chọn trình hướng dẫn thiết lập Magento (Setup Wizard).

 

Khi bạn nhấp vào Extension Manager, bạn sẽ được yêu nhập các access key đã tạo. Sau khi điền access key và kết nối thành công, tất cả theme và tiện ích mở rộng (extension) mà bạn đã mua sẽ hiển thị đầy đủ trong màn hình này.

 

Trình quản lý mở rộng Magento.

 

 

Ví dụ: nếu bạn truy cập Magento Marketplace và tìm kiếm theme miễn phí, bạn có thể cho theme đó vào giỏ hàng và thanh toán để tích hợp nó với trang web của mình. Khi bạn nhấp vào Install, nó sẽ tự động hiển thị trong màn Extension Manager.

Hãy quay lại trang admin và đi đến Settings > Web Setup Wizard > Extension Manager > Review and Install. Trang này sẽ cho bạn danh sách tất cả các theme và extension bạn đã mua đã sẵn sàng để cài đặt vào website. 

Chọn theme mà bạn muốn sử dụng. Tick vào ô vuông ở bên trái file, sau đó ấn Install ở bên phải để bắt đầu quá trình cài đặt. Sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu thực hiện Readiness Check để đảm bảo theme tương thích với website. Nếu có lỗi xảy ra, bạn cần phải khắc phục nó trước khi triển khai bước tiếp theo.

 

Bước 6: Tùy chỉnh theme của website

Sau khi đã cài đặt theme mới thành công, bạn có thể truy cập các tùy chỉnh trong mục Content > Configuration. Tại đây, bạn có thể tự do chỉnh sửa theme theo ý thích bằng cách click chọn những yếu tố trên website mà bạn muốn thay đổi. Sau đó, bạn có thể bắt đầu sửa đổi cài đặt của nó bằng cách chọn thiết lập trang web mà bạn muốn tùy chỉnh. Đây cũng là nơi để bạn chọn ảnh logo cũng như các hình ảnh, video,.. trên website thương mại điện tử của mình:

 

Các tùy chọn tùy chỉnh trang web Magento.

 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng menu Nội dung> Phần tử để chỉnh sửa các trang và tiện ích con của trang web cũng như các khối tạo nên cấu trúc của trang web.

Ví dụ: nếu bạn chọn Trang, bạn sẽ thấy danh sách nội dung hiện tại của bạn có sẵn để chỉnh sửa, cũng như bố cục và theme mà mỗi trang sẽ sử dụng:

 

Chọn một trang để chỉnh sửa.

 

Có một số tính năng hay được bao gồm trong giao diện chỉnh sửa nội dung Magento. Đặc biệt, nó bao gồm bảng Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO) cho từng trang riêng lẻ, có thể giúp bạn cải thiện khả năng hiển thị của trang web của mình.

 

Hiểu sơ đồ phân cấp nội dung Magento

Bạn nên dành một chút thời gian để tìm hiểu sâu hơn về cách Magento sắp xếp nội dung. Những yếu tố mà bạn cần biết sẽ được chia làm 3 phân cấp: 

    • Website: Website là yếu tố đầu tiên mà bạn sẽ tiếp cận sau khi cài đặt Magento. Đây được coi là Trang web chính (Main Website) của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tạo thêm các website khác bằng phương thức cài đặt tương tự.
    • Cửa hàng (Store): Có thể có nhiều cửa hàng ở trong 1 website thương mại điện tử. Mỗi cửa hàng đều có thể cài đặt menu khác nhau. Mặc dù tất cả các cửa hàng trong một trang web đều truy cập cùng một catalog, nhưng từng cửa hàng có thể bày bán các sản phẩm khác nhau.
    • Cách xem cửa hàng (Store View): Các cửa hàng trên Magento cho phép bạn sử dụng nhiều chế độ xem. Đây là một cách để bạn có thể mang đến trải nghiệm linh hoạt cho khách hàng của mình. Ví dụ: bạn có thể sử dụng tính năng này để làm giao diện đa ngôn ngữ. Sau khi cài đặt xong, khách hàng có thể lựa chọn ngôn ngữ từ trang chủ của website để thay đổi giao diện sang ngôn ngữ tương ứng. 

Các tùy chọn xung quanh các phân cấp này được các nhà phát triển Magento gọi là “scope”. Các tùy chọn này cho phép bạn cài đặt các yếu tố chung trong từng trường hợp, hay nói cách khác, trong từng phân cấp Global, Website, Store hay Store View.

 Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các scope trên Magento dashboard được chỉ định bằng dấu ngoặc vuông [ ]. Ví dụ: scope [website] sẽ được hiển thị bên cạnh những cài đặt ứng với phân cấp Website.

 

Bước 7: Khám phá các tiện ích mở rộng để thiết kế website Magento

Ngoài các bộ chủ đề (theme) cho website, Magento Marketplace cũng là nơi bạn sẽ tìm thấy tiện ích mở rộng (extension) để bổ sung chức năng cho cửa hàng của mình. Có vô vàn các tiện ích mở rộng khác nhau, từ liên kết với Instagram cho tới các tùy chọn thanh toán:

 

Tiện ích mở rộng cho website thương mại điện tử trên Magento Marketplace.

 

Để thêm extension vào trang web cửa hàng, bạn có thể thực hiện theo các bước tương tự như thêm theme mới. Bạn có tìm kiếm chọn lọc các tiện ích mở rộng trên trên Marketplace theo các thông tin, bao gồm cả giá. Sau khi đã lựa chọn tiện ích mong muốn và thanh toán thành công, bạn sẽ có thể tải xuống và cài đặt lên website.

Rất khó để nói cần phải cài đặt tiện ích mở rộng nào, bởi vì sự lựa chọn phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và sở thích của mỗi người. Tất cả các lựa chọn đều phải dựa trên nhu cầu thiết thực cho website thương mại điện tử của bạn, tuy nhiên có một số hạng mục chung mà những chủ cửa hàng nên lưu tâm như dưới đây:

  • Bảo mật: Có nhiều tiện ích mở rộng Magento liên quan đến bảo mật, bao gồm cả những tiện ích mở rộng giúp gắn thêm reCAPTCHA của Google vào trang thanh toán để ngăn chặn auto-bot gây phiền toái.
  • Marketing: Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh, bạn có thể muốn sử dụng các tiện ích như Beeketing để upsell và bán chéo, hoặc một tiện ích mở rộng dạng blog để làm content marketing.
  • Analytic tracking: Theo dõi hành vi của khách hàng có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt để cải thiện trang web của mình. Một tiện ích mở rộng để thu thập dữ liệu và tạo báo cáo có thể sẽ giúp ích trong việc này.
  • Cổng thanh toán: Để khách hàng có thể mua hàng trên trang web của bạn, bạn cần có cổng thanh toán. Những hình thức phổ biến như PayPal và Stripe giúp tăng độ tin cậy của cửa hàng cũng như tạo cảm giác thoải mái cho người mua hàng.
  • Hệ thống vận chuyển (shipping): Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm vật lý thì việc thêm tính năng này vào trang web sẽ giúp khách hàng theo dõi tiến độ vận chuyển hàng của mình. Ngoài ra còn có các tiện ích mở rộng giúp bạn quản lý đơn hàng tốt hơn.

Bạn không nhất thiết phải sử dụng tất cả những tiện ích mở rộng đã nói ở trên, tuy nhiên các tiện ích này sẽ luôn sẵn có trên Marketplace với rất nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với những nhu cầu của bạn trong tương lai.

 

Bước 8: Sửa đổi cài đặt cửa hàng của bạn

Tùy chỉnh cuối cùng khi thiết kế website Magento trước khi bắt đầu thêm sản phẩm vào cửa hàng, là cá nhân hóa cài đặt cho website thương mại điện tử của mình. Để thực hiện việc này, hãy điều hướng đến Stores > Settings > Configuration:

 

Cách định cấu hình cài đặt cửa hàng trong Magento.

 

 Có rất nhiều tùy chọn để thay đổi, dưới đây là những yếu tố cơ bản cần thiết để website của bạn vận hành ổn định:

  • Cài đặt vị trí, múi giờ và tiền tệ
  • Địa chỉ email được sử dụng để thông báo giao dịch
  • Lựa scope “mức giá” sẽ nằm ở [global] hay [website]
  • Cài đặt tài khoản khách hàng
  • Vận chuyển và thanh toán

Bất kỳ tiện ích mở rộng nào bạn thêm cũng sẽ xuất hiện ở mục này, nếu tiện ích đó cho phép tùy chỉnh thông tin. Sau khi thực hiện các thay đổi, bạn cần nhấp vào nút Save Config để hoàn tất cài đặt.

 

Bước 9: Thiết lập trang sản phẩm với hình ảnh và giá tiền

Thiết lập trang sản phẩm trên Magento rất nhanh gọn và chỉ mất vài bước cơ bản. Hãy chọn Catalog > Products, ở đây bạn sẽ thấy danh sách hàng hóa hiện có của mình và nút Add Product (Thêm sản phẩm):

 

Cách thêm sản phẩm mới.

 

Ấn vào nút này và một menu sẽ hiển thị ở bên cạnh, cho phép bạn lựa chọn loại hình sản phẩm mà bạn muốn thêm vào. Có các loại như sau:

  • Simple products (Sản phẩm đơn thuần): Một sản phẩm vật lý cơ bản.
  • Configurable products (Sản phẩm có thể tùy chỉnh): Một sản phẩm vật lý cơ bản nhưng có nhiều loại khác nhau.
  • Grouped products (Sản phẩm theo nhóm): Tập hợp các sản phẩm cơ bản có thể được mua riêng lẻ hoặc theo gói/combo.
  • Virtual products (Sản phẩm ảo): Dịch vụ, khóa học trực tuyến hoặc các sản phẩm khác không yêu cầu vận chuyển hoặc tải xuống.
  • Bundle products (Sản phẩm gói): Một bộ gồm nhiều mặt hàng không thể mua riêng lẻ.
  • Downloadable products (Sản phẩm có thể tải xuống): Các sản phẩm kỹ thuật số có thể tải xuống, chẳng hạn như sách điện tử.

Loại sản phẩm bạn chọn sẽ quy định template cho trang sản phẩm tương ứng. Bạn sẽ luôn phải có tên, giá tiền và số Đơn vị lưu kho (SKU) của sản phẩm. Thông tin tùy chọn khác bao gồm trọng lượng, kích thước, số lượng hàng trong kho và mô tả sản phẩm.

Tiếp theo, bạn có thể chọn tải lên hình ảnh hoặc video về hàng hóa của mình. Đây là điều nên làm vì người dùng luôn muốn xem hình dáng của sản phẩm trước khi quyết định mua nó. Ngay cả khi bạn đang bán các sản phẩm ảo hoặc sản phẩm kỹ thuật số, bạn có thể gắn ảnh hoặc poster về dịch vụ hoặc sản phẩm đó.

Khi bạn hoàn tất, hãy nhấp vào nút Save ở góc trên cùng bên phải. Nếu bạn đã sẵn sàng để sản phẩm của mình xuất hiện trên trang web của mình, hãy đảm bảo rằng nút Product Online đã được bật. Trong nhiều trường hợp, tốt nhất là hãy nhập toàn bộ sản phẩm mình muốn bán lên hệ thống, trước khi công bố chúng cho người dùng.

 

Bước 10: Chọn phương thức Thanh toán và Giao hàng

Các phương thức thanh toán và giao hàng thường có tác động không nhỏ đến việc khách hàng có hoàn tất việc mua hàng trực tuyến hay không. Khi thiết kế website Magento, bạn có rất nhiều lựa chọn cho cả hai yếu tố này.

Như chúng tôi đã đề cập ngắn gọn trong Bước 8, bạn sẽ tìm thấy các cài đặt này bằng cách đi đến mục Stores > Settings > Configurations. Các phương thức thanh toán sẽ được hiển thị trong menu Sales ở thanh điều hướng bên trái:

 

Cách cài đặt các phương thức thanh toán.

 

Đây là nơi bạn có thể cài đặt các phương thức thanh toán mà Magento hỗ trợ. Nếu sử dụng extension để cung cấp nhiều cách thanh toán hơn cho người dùng, quá trình cài đặt có thể mất lâu hơn do phải cài đặt các nền tảng khác nhau.

Mỗi phương thức thanh toán khả dụng sẽ có nút Configure, bạn có thể nhấp vào đây để mở toàn bộ các cài đặt. Các thông tin cần cài đặt sẽ gồm loại thẻ nào bạn cho phép sử dụng, hay có nên lưu trữ thông tin thẻ để mua hàng trong tương lai hay không…

Từ tháng 9 năm 2019, nền tảng vận chuyển tích hợp sẵn của Magento đã ngừng hoạt động. Bạn vẫn có thể sử dụng các dịch vụ ship khác từ bên thứ 3, thông qua việc sử dụng tiện ích mở rộng. Vì cài đặt sẽ khác nhau tùy thuộc vào tiện ích mà bạn chọn, hãy kiểm tra tài liệu của các extension này để được hướng dẫn thêm.

 

Bước 11: Xem trước và khởi chạy website

Việc chỉnh sửa một trang web đang hoạt động có thể gây bối rối cho khách khi truy cập vào trong lúc vẫn đang sửa- cũng như gây ra các vấn đề tiềm ẩn khác. Vì những lý do này, tốt nhất bạn nên sử dụng môi trường staging hoặc chỉnh sửa trên local rồi mới đẩy các thay đổi lên server.

Nếu bạn đang phát triển website trên local, thì bước cuối cùng là đẩy tất cả các file Magento lên webserver. Bạn có thể thực hiện việc này thông qua ứng dụng dev trên local của mình hoặc bằng sử dụng File Transfer Protocol (FTP). Việc này sẽ thực hiện public website của bạn lên internet để người dùng tìm thấy và trải nghiệm:

 

Bản demo trang web thương mại điện tử được tạo bằng Magento.

 

Điều cuối cùng, Magento luôn có những điều cần thiết cho bất kỳ ai muốn bắt đầu một cửa hàng online. Mặc dù việc tìm hiểu và làm quen với việc thiết kế website Magento sẽ vất vả hơn so với các nền tảng hoặc plugin Ecommerce phổ biến khác, nhưng Magento vẫn luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các nhà bán lẻ trên internet.

 

Kết

Magento là một trong số các nền tảng Thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ hosting thậm chí còn cung cấp khả năng cài đặt chỉ với một nhấp chuột để xây dựng website online. Dù vậy, việc thiết lập cửa hàng để nó hoạt động theo ý muốn vẫn sẽ khiến bạn mất một chút thời gian.

Sau bài viết này, có lẽ bạn đã có đủ thông tin cơ bản cần thiết để thực hiện một xây dựng website Magento. Nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn để đưa website mình lên một tầng cao mới, có rất nhiều tài nguyên thông tin sẽ giúp bạn đạt điều điều này, có thể kể đến như hai nguồn thông tin dưới đây:


CO-WELL Asia là doanh nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ứng dụng, website thương mại điện tử, đặc biệt là thiết kế website Magento. Chúng tôi tự hào là một trong những Đối tác về Business Solution chính thức của Magento.  Liên hệ ngay với CO-WELL để được tư vấn miễn phí.

Đọc thêm các bài viết về phát triển E-Commerce tại đây 


 

 
Join us