6 BÍ KÍP THÀNH CÔNG BLOG CHO WEBSITE TUYỂN DỤNG
24/11/2020 860

Bạn đã có sẵn một website tuyển dụng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp mình? Đó là một nước đi đúng đắn. Vậy bạn có bao giờ tự đặt mình vào ứng viên và tự hỏi họ cần gì ngoài những list jobs thật dài? Họ tìm kiếm điều gì khi online? Liệu có phải là những “Bí kíp phỏng vấn”, “Bí kíp điền hồ sơ việc làm” hoặc “Cách những nhà tuyển dụng lọc hồ sơ”, v.v…
Vậy phải làm sao để cung cấp cho họ những thông tin đó một cách chuyên nghiệp và có hệ thống? Câu trả lời chính là một blog cho website tuyển dụng!!!
Tại sao phải có một blog cho website tuyển dụng và bí kíp nào cho một blog thành công? Đọc ngay bài viết này của CO-WELL Asia nhé.
I. Tại sao nên có một blog cho website tuyển dụng?
Trước khi bắt tay vào làm, hãy cùng xem lại những lợi ích mà một blog có thể đem lại cho website tuyển dụng của bạn:
- Trở thành một “điểm đến” cung cấp thông tin hữu ích cho ứng viên
- Tăng lượng traffic về website, biến người đọc thành ứng viên
- Tăng độ nhận diện thương hiệu
- Thể hiện kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của doanh nghiệp qua các chia sẻ
- Quan trọng nhất, tìm kiếm được nhân tài phù hợp với các jobs, tăng lượng CV gửi về
Và để đạt được tất cả những điều này, blog của bạn cần phải dễ dàng được tìm thấy và click vào đọc. Những bí kíp tiếp sau đây sẽ là cơ sở cho bạn bắt đầu một blog cho website tuyển dụng thành công.
Tìm hiểu thêm: THIẾT KẾ WEB TUYỂN DỤNG: 6 TÍNH NĂNG CẦN CÓ
II. Bí kíp để một blog cho website tuyển dụng hoạt động hiệu quả
1. Chiến lược cho nội dung blog
Đừng bắt đầu blog với sự tùy hứng: có ngày bạn viết 3 bài, nhưng có tuần lại không có một bài nào lên, nội dung bài viết chồng chéo hoặc lặp lại… Tất cả những sai lầm đó đều là do không có chiến lược nội dung. Ngay từ khi bắt đầu, bạn và cả team cần phải có một kế hoạch tập trung về nội dung và tần suất đăng những nội dung đó trên blog trong một tháng hoặc lâu hơn. Những câu hỏi sau có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc lập bản kế hoạch đó:
- Chủ điểm của tháng đó là gì? Có viết các bài viết xoay quanh một chủ đề đó hay xen kẽ các nội dung khác nhau?
- Mục đích của mỗi bài viết là gì?
- Tần suất đăng bài thế nào? Mỗi tuần sẽ có bao nhiêu bài được đăng tải?
- Tỉ lệ [bài tự viết hoàn toàn : bài tham khảo từ các nguồn khác] sẽ bằng bao nhiêu?
- Format cho mỗi bài viết là gì? (Bài sưu tầm ảnh, nhiều text, dẫn link, video…)
- Luồng làm việc của mỗi cá nhân trong team thế nào? Ai là người chịu trách nhiệm biên tập bài viết? Mỗi người có nhiệm vụ viết bao nhiêu bài và vào thời điểm nào?
- Sau khi đăng bài trên blog, có chia sẻ đến các nguồn/ kênh khác không?
- Hiệu quả sẽ được đánh giá thể nào?
Lập chiến lược nội dung cho blog trước khi bắt đầu
Sau khi tạo ra bản kế hoạch này, hãy cố gắng phân công và yêu cầu nhân sự trong team bám sát và thực hiện nó đúng thời hạn. Bạn cần đảm bảo rằng phải luôn theo dõi để tính toán mức độ hiệu quả của mỗi bài viết nói riêng và hoạt động nội dung của cả tháng nói chung để có những điều chỉnh phù hợp cho tháng sau.
2. Sáng tạo nội dung
Theo báo cáo của Content Marketing Institute, khi đánh giá các yếu tố góp phần vào sự thành công của nội dung, nếu “Chiến lược nội dung” đạt 72% bình chọn thì yếu tố “soán ngôi” dẫn đầu chính là “Sáng tạo nội dung” với 85%. Kế hoạch sẽ thiếu mất cốt lõi và không đạt được mục đích nếu thiếu những nội dung thiết thực và hiệu quả. Vậy phải viết những gì trên blog cho website tuyển dụng để tạo ra những nội dung mà người đọc muốn đọc? Cùng xem bảng gợi ý sau:
Chủ đề/ Topic | Nội dung triển khai gợi ý |
Những khó khăn trong ngành tuyển dụng | Ví dụ: Thực trạng thiếu nhân lực do COVID-19 Sử dụng mục comment hoặc hashtag để khuyến khích người dùng đặt câu hỏi hoặc chia sẻ bài viết. |
Những câu hỏi/ chủ đề mà ứng viên quan tâm | Đừng quên tìm kiếm các topic mà ứng viên quan tâm và biến các chủ đề đó trở nên đặc biệt, hoặc sáng tạo các nội dung liên quan. Ví dụ: – Các vị trí ứng tuyển hot? – Body language có quan trọng trong buổi phỏng vấn? – Cách biến CV trở nên sáng tạo – Nhà tuyển dụng nhìn vào yếu tố nào trên CV để ra quyết định? – … |
Các chủ đề thịnh hành | Đừng bỏ qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube… để biết được người đọc, người xem đang quan tâm gì và cho họ những bài viết có liên quan đến chủ đề đó. Ví dụ: Bài học rút ra cho người tìm việc qua tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ? |
Câu chuyện thương hiệu | Không quá lạm dụng, nhưng không nên bỏ qua một trong những cách thức để nhắc đến thương hiệu và tăng độ nhận diện thông qua những bài blog. Ví dụ: Đi lên từ nhiều lần phỏng vấn thất bại, song nhờ (brand của bạn) mà nhân vật A đã có nhiều thành công trong tay… |
Báo cáo và nghiên cứu | Ví dụ: Báo cáo về nhu cầu tuyển dụng trong 5~10 năm tới… |
Thông tin và xu hướng thị trường tuyển dụng | Ví dụ: Xu hướng tuyển dụng online trong năm 2020 |
Bám vào những chủ đề gợi ý cũng là một lựa chọn ổn, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ về những ý tưởng hoặc chủ đề mới lạ nảy ra trong đầu, hoặc khi đọc được một bài viết thú vị, hãy lưu lại link để tham khảo sau này.

3. Cấu trúc và hình thức cho mỗi bài viết
Một trong những lý do mà doanh nghiệp tuyển dụng bắt đầu trang blog là để xây dựng hình ảnh một đơn vị có những hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy vậy, hình ảnh chuyên nghiệp đó có thể bị ảnh hưởng bởi những bài blog có nội dung hấp dẫn nhưng gặp các lỗi sai về chính tả, format,… Và một bài viết blog cho website tuyển dụng sẽ được đánh giá cao nếu:
- Đảm bảo về mặt ngữ pháp và chính tả (không có lỗi chính tả, câu cú không bị lòng vòng, biểu đạt dễ hiểu…)
- Có dẫn chứng cụ thể, tốt nhất là nên viện dẫn các báo cáo uy tín hoặc có những con số thống kê thuyết phục.
- Sử dụng các công cụ như hình ảnh, video, tệp gif… để làm bài viết sinh động hơn.
- Tiêu đề và tên các phần được đặt tên ngắn gọn, súc tích
- Các phần được phân tách hợp lý, tránh có những đoạn văn viết quá dài dòng, có đoạn quá ngắn.
- Quan tâm đến format hiển thị: sử dụng các dấu bullet, các câu trích dẫn được in nghiêng, từ nào cần in đậm hay nghiêng, kích cỡ của phần chữ khác nhau để làm nổi bật…
4. Kêu gọi hành động
Dưới mỗi bài viết, hãy để cho độc giả comment ý kiến hoặc câu hỏi của họ cho bài blog. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể tìm kiếm thêm ý tưởng từ những ý kiến hoặc câu hỏi đó. Tính năng comment cần được truy cập dễ dàng để việc nhận phản hồi nhanh chóng và hiệu quả. Nếu ứng viên hoặc bất kỳ độc giả nào được phản hồi, họ cũng sẽ nhớ đến bạn và có cơ hội quay lại blog của bạn hơn.
5. Quảng bá blog – Làm thế nào để các bài viết trong blog cho website tuyển dụng được biết đến?
Mục đích của blog là để kêu gọi người đọc và mục đích này sẽ không đạt được nếu blog không xuất hiện khi người dùng tìm kiếm. Để tăng khả năng được tìm thấy trên công cụ như Google, các bài blog cho website tuyển dụng cần phải được chuẩn-SEO. Yếu tố chuẩn SEO được đảm bảo bởi các yếu tố như bài viết chứa các keyword được tìm kiếm thường xuyên, các tiêu đề chính phụ và các đánh số đúng format, dẫn link trong vào ngoài website… Chuẩn SEO không khó nếu bạn được hướng dẫn và luyện tập qua nhiều bài viết. Hoặc bạn có thể thuê đơn vị ngoài để cung cấp cho bạn các bài viết với tần suất và nội dung yêu cầu.
Sau khi đảm bảo được phần nội dung hữu ích và chuẩn SEO, thì việc quảng bá để tăng thêm traffic cho bài viết là cực kỳ quan trọng. Để làm điều đó, doanh nghiệp bạn cần xác định những kênh chính:
Website: Website có thể là nơi ứng viên vẫn luôn tìm đến khi tìm jobs, và dẫn link bài blog có giá trị lên website sẽ khiến dừng chân và dành thời gian cho những thông tin đó. Hơn thế nữa, bạn có thể dẫn link nối các bài viết liên quan. Điều này sẽ làm tăng cơ hội được đọc của những bài viết đó.
Kênh mạng xã hội: Những bài viết có lượt view cao và tương tác tốt có thể được chia sẻ lên các mạng xã hội mà doanh nghiệp sử dụng.
Email: Nếu bạn thường xuyên gửi các email công việc cho ứng viên, thì việc đính kèm những bài viết nổi bật mà người nhận email có thể quan tâm sẽ là lựa chọn không tồi.

6. Đánh giá hiệu quả
Bất kỳ một hoạt động hay chiến dịch marketing nào cũng cần được đánh giá hiệu quả. Nếu không đánh giá đúng được các hoạt động triển khai ra sao, doanh nghiệp nhận được gì sau hoạt động đó thì sẽ dễ dẫn đến tiêu tốn tiền bạc, công sức khi chạy một hoạt động không hiệu quả hoặc mắc sai lầm tạm ngưng một chiến dịch đang có hiệu quả tốt.
Làm thế nào để đánh giá được hiệu quả của các bài viết? Hãy nhìn vào con số views và shares cũng như comment của bài viết. Nếu bạn sử dụng Google Analytics cho website, hãy tận dụng công cụ này để biết được luồng hoạt động của người đọc trên trang để biết được họ thường có xu hướng đọc từ bài viết nào sang bài viết nào; bao nhiêu lượt click vào bài viết liên quan, hoặc sau bài viết đó có bao nhiêu người click vào Submit CV; để cuối cùng bạn sẽ đánh giá được các nội dung thu hút nhất, có giá trị nhất.
Tìm hiểu thêm: THIẾT KẾ WEB TUYỂN DỤNG: 6 TÍNH NĂNG CẦN CÓ
III. Lời kết
Trên đây là những bí kíp để sở hữu một blog cho website tuyển dụng chuyên nghiệp, giúp nâng tầm hình ảnh và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Để nhận được những tư vấn kỹ càng hơn ngay từ bước xây dựng nền tảng website và mở rộng ra tính năng blog, bạn nên thuê một đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.
Với lợi thế kinh nghiệm 10 năm trong thiết kế – phát triển web-app, CO-WELL Asia sẵn sàng mang đến cho bạn những gợi ý phù hợp nhu cầu, từ thiết kế, cấu trúc website chuẩn SEO, thiết kế, thử nghiệm, vận hành, bảo mật, bảo trì.
Liên hệ tại đây để được chúng tôi phản hồi trong vòng 2h.